Trợ lực lái ô tô gặp vấn đề có thể dẫn đến việc khó khăn trong khi đánh lái. Thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho lái xe. Dưới đây là 4 hư hỏng thường hay gặp nhất trên trợ lực lái mà chamsocoto247 chia sẻ đến bạn.

TÁC DỤNG CỦA TRỢ LỰC TAY LÁI Ô TÔ
Ngày nay, để tăng thêm tính năng an toàn cho ô tô – xe hơi. Thì các hãng xe đều trang bị bộ trợ lực tay lái trên hệ thống lái nhằm hỗ trợ người điều khiển xe thuận tiện, dễ dàng hơn.

Trợ lực lái ô tô được thiết kế có chức năng tạo ra các công suất. Từ đó sinh ra những áp lực cần thiết nhằm hỗ trợ hệ thống lái. Giúp cho lái xe điều khiển xe mình được dễ dàng và an toàn hơn.
Trợ lực lái xe hơi vừa giúp lái xe giảm được lực đánh lái, không mất nhiều sức để vần vô lăng. Vừa giúp tăng tính năng an toàn hơn cho ô tô. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà khi trợ lực lái gặp vấn đề nào đó sẽ rất nguy hiểm, làm mất kiểm soát xe khi đang di chuyển tốc độ nhanh.

Nếu phát hiện trợ lực lái có vấn đề, bạn cần phải kiểm tra và xử lý kịp thời để tránh rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dưới đây sẽ là 4 hư hỏng dễ gặp nhất ở trợ lực lái của ô tô và cách xử lý – khắc phục.
4 LỖI HƯ HỎNG TRỢ LỰC TAY LÁI Ô TÔ THƯỜNG HAY GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ
1. Thiếu dầu trợ lực lái
Thiếu dầu trợ lực lái xe hơi /ô tô là một trong những vấn đề hay gặp. Việc này sẽ khiến cho hệ thống trợ lực lái không thể thực hiện được chức năng của mình. Bởi để chuyển áp lực bơm trợ lực đến những bộ phận khác nhau của hệ thống lái. Thì trợ lực lái cần đủ dầu để hoạt động. Chính vì vậy mà chủ xe/ lái xe luôn phải đảm bảo hệ thống trợ lực lái của xe luôn luôn đầy đủ.

Để kiểm tra xem trợ lực lái ô tô có thiếu dầu hay không. Thì bạn chỉ cần tháo nắp ra và quan sát xem bình chứa dầu có ở mức quy định hay không. Nếu dầu dưới mức cho phép thì cần đổ thêm dầu vào trợ lực để đảm bảo hệ thống trợ lực lái luôn hoạt động bình thường.
Khi đổ dầu trợ lực vào , bạn cần phải làm theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Sau đó cho xe khởi động máy và đánh hết lái sang một góc trong khoảng tầm vài phút.

Cuối cùng bạn tắt máy xe và kiểm tra lại xem mực dầu đổ thêm đã phù hợp hay chưa. Sau đó ho hệ thống ngừng hoạt động một thời gian nhằm giúp cho lượng khí trong hệ thống được khuếch tán ra hết.
2. Dây đai trợ lực lái bị hư hỏng
Dây đai trợ lực lái xe hơi được thiết kế gắn với trục của bơm trợ lực. Có chức năng truyền công suất của động cơ tới bợm trợ lực. Vì thế, nếu trường hợp dây đai bị hỏng hoặc có vấn đề sẽ khiến cho hệ thống trợ lực lái không thể hoạt động được.

Để kiểm tra xem dây đai trợ lực có vấn đề hay không. Bạn chỉ cần mở nắp ca pô ra xem bề mặt đai như thế nào. Nếu thấy bề mặt đai xuất hiện nhiều vết nứt. Đó là dấu hiệu dây đai cần phải thay thế ngay.

Còn nếu thấy dây đai chỉ bị trượt trên puly, chỉ cần tiến hành căng lại dây đai là xong. Dấu hiệu của dây đai trợ lực bị trượt đó là xuất hiện những tiếng rít, khi đánh lái thấy nặng tay. Bời lúc này tốc độ hoạt động của bơm quay yếu, sự chênh lệch áp suất cao.
>> Có thể bạn cần đến: Vệ Sinh Khoang Máy Ô Tô TPHCM uy tín giá rẻ
3. Van phân phối dầu bị hư hỏng
Van phân phối dầu bị hư hỏng cũng là một trong những vấn đề thường gặp của trợ lực lái ô tô. Để kiểm tra xem van phân phối dầu có hoạt động bình thường không. Bạn có thể thực hiện đánh hết lái sang bên phải rồi sang trái. Tuy nhiên thì khi kiểm tra theo cách này; bạn cần đặt đúng áp suất lốp xe theo quy định của nhà sản xuất.

Nếu như van bình thường thì sẽ nghe thấy tiếng động nhẹ khi bánh được di chuyển lệch hẳn về một phía. Còn không nghe thấy tiếng động gì thì có thể là van phân phối dầu đã gặp vấn đề hư hỏng. Cách xử lý tốt nhất trong trường hợp này; đó là bạn nên mang xe đến các trung tâm sửa chữa uy tín để họ kiểm tra và xử lý dứt điểm.

4. Bơm trợ lực lái bị hỏng
Bơm trợ lực lái giúp cung cấp đủ áp lực dầu cần thiết đến hệ thống trợ lực lái, giúp hệ thống hoạt động một cách trơn tru, ổn định. Vì thế mà bơm trợ lực có vai trò rất quan trọng trong cả hệ thống trợ lực.

Nếu bơm trợ lực bị hư sẽ không cung cấp đủ áp lực dầu cần thiết khiến hệ thống. Khiến cho hệ thống trợ lực lái xe hơi không thể hoạt động bình thường. Bạn nên mang xe đến trung tâm sửa chữa uy tín để khắc phục, thay thế nếu cần thiết.

>> Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm lái xe SUV an toàn không bị lật
Đấy là các lỗi thường hay gặp nhất ở hệ thống trợ lực lái ô tô mà Chamsocoto247.com chia sẻ đến các bạn. Trợ lực lái cho dù bị hỏng ở bộ phận nào. Thì cũng đều có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Nhằm dma93 bảo an toàn cho bản thân và mọi người khi tham gia lưu thông bạn nhé.