Khi xe ô tô đi qua vùng ngập nước, nếu như xe bị chết máy, cần phải có cách xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật. Để tránh xe hư hỏng nặng thêm, các bạn hãy cùng Chamsocoto247 tham khảo những cách xử lý khi xe ô tô bị ngập nước hiệu quả và nhanh chóng qua nội dung bài viết này.

HẬU QUẢ KHI XE Ô TÔ BỊ NGẬP NƯỚC
Khi xe ô tô (xe hơi) bị chết máy do ngập nước, nếu như bạn không xử lý đúng cách và kịp thời. Xe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành về sau.

1. Thủy kích
Tình trạng thủy kích luôn là nỗi lo lắng lớn nhất của đa số các tài xế sau khi di chuyển qua những vùng ngập nước, đặc biệt những vị trí có mức ngập đến quá tâm bánh xe.

Thủy kích chính là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt của xi lanh động cơ qua đường hút gió khi động cơ đang hoạt động. Khiến cho piston bị chặn lại và làm cho nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt, dẫn đến chết máy hay còn gọi là “nằm đường”.

Lúc này, nếu như lái xe cố gắng khởi động lại động cơ. Hệ thống hút gió vẫn sẽ tiếp tục hoạt động. Các piston được trục khuỷu đẩy lên rất nhanh nhằm tiếp tục thực hiện quá trình nén khí. Nhưng lúc đó lượng nước lọt vào buồng đốt sẽ tác động ngược trở lại 1 lực cực lớn. 2 lực này sẽ ép tay biên (tay dên) biến dạng.

Nếu nhẹ thì bị cong tay biên, thành xi lanh bị trầy xước. Nặng thì gãy tay biên, dẫn đến chọc thủng thành xi-lanh, phá huỷ cả động cơ.
So với các xe động cơ xăng, thì động cơ diesel dễ bị thủy kích và dễ hư hỏng nặng hơn. Bởi vì động cơ diesel có tỉ số nén cao hơn, buồng cháy nhỏ hơn nên lượng nước lọt vào động cơ cũng ít gây ra thủy kích.

Chi phí để thay thế, sửa chữa, phục hồi động cơ xe ô tô bị thủy kích rất mắc, có thể dao động từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
2. Làm hư hỏng hệ thống nhiên liệu
Theo các chuyên gia cơ khí, việc nước mưa lọt vào hệ thống nhiên liệu là do bạn nạp nhiên liệu vào xe khi thời tiết đang mưa hoặc hệ thống nhiên liệu không được đậy chặt dẫn đến tình trạng nước mưa vào theo vào đường dẫn. Ngoài ra, khi bạn đi vào đoạn đường ngập nước quá cao cũng dễ khiến cho tình trạng này xảy ra.

Khi bị nước lọt vào bình nhiên liệu. Xe hơi (ô tô) có thể xuất hiện các hiện tượng lạ như máy rung giật mất công suất,động cơ có tiếng kêu lớn, xe đang chạy bị tắt máy đột ngột, … Ngay lúc đó bạn không nên cố nổ máy lại dễ chạy tiếp mà hãy nhanh tay liên lạc với các trung tâm sửa chữa, gara để đưa xe về kiểm tra.
3. Hư hỏng hệ thống điện
Hệ thống điện của xe cũng là bộ phận hư hỏng thường xuyên nhất khi xe ô tô của bạn bị ngập nước. Khi xe bị ngập nước, có thể dẫn đến nguy cơ bị chập điện rất nguy hiểm. Khi hệ thống điện gặp vấn đề thì đèn pha, đèn nội thất, đèn xi nhan, hệ thống điều hòa, hệ thống loa,… không thể hoạt động được.

Hệ thống dây điện và các đầu cắm được thiết kế chạy quanh thân xe. Ở các khu vực bệ trung tâm rất dễ bị chập điện và cháy dây điện khi còn đọng nước bên trong. Các giắc nối cần phải được kiểm tra lại và xịt khô để đảm bảo độ tiếp xúc và an toàn.

Cánh cửa xe ô tô khi bị ngập sâu sẽ đọng rất nhiều nước bên trong; Gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống máy lạnh, loa và dây dẫn, vì vậy quá trình vệ sinh – phục hồi nội thất xe hơi cũng không nên bỏ qua khu vực này.
NHỮNG GIẢI PHÁP HẠN CHẾ THIỆT HẠI KHI XE Ô TÔ ĐI QUA ĐƯỜNG NGẬP NƯỚC
Khi bạn lái xe ô tô đi qua đoạn đường ngập nước. Thì trước tiên bạn phải xác định mức độ sâu hay cạn và xe mình đang lái là dòng xe gầm cao hay gầm thấp. Bình thường, nếu như thấy mực nước không cao quá 20cm thì xe hơi của bạn có thể đi qua đoạn đường đó một cách an toàn.

Khi xe hơi đi qua đoạn đường ngập nước. Tài xế không được mở cửa để tránh bị nước tràn vào trong xe. Đồng thời, bạn cũng nên tắt các công tắc của điều hòa (máy lạnh) xe (nút AC). Chuyển số xe về số 1 để đi, giữ đều chân ga ở mức vừa phải. Chú ý luôn giữ cho máy được nổ tròn và lái xe một cách điềm tĩnh, không vội vàng bạn nhé.

Với những xe hơi số tự động thì bạn cần chuyển sang chế độ lái bán tự động và cũng để số xe ở số 1. Nếu như bạn không chuyển, thì xe sẽ tự động chuyển sang số 2 khiến cho ga bị yếu dễ làm cho nước bị tràn vào trong động cơ xe thông qua đường ống xả ( pô xe).
Bạn cũng không nên đạp côn của xe số sàn khi phải đi qua đoạn ngập nước để tránh làm cho xe bị chết máy. Bạn nên hạn chế đạp thốc ga vì nếu như tăng ga mạnh sẽ khiến cho nước dễ tràn vào động cơ qua lưới tản nhiệt và đổ vào ống hút. Đồng thời, việc tăng ga đột ngột sẽ khiến cho vòng tua máy lên cao. Khi nước bị tràn vào sẽ khiến cho hiện tượng thủy kích mạnh mẽ hơn, dẫn tới cong tay biên của xe.
Khi xe ô tô đã đi qua đoạn đường ngập
Khi xe ô tô của bạn đã đi qua chỗ ngập, vẫn cần phải đi tiếp một đoạn, sau đó rà phanh từ từ để loại bỏ bớt nước bám ở trên đĩa.

Bước xuống xe để kiểm tra lại động cơ và gầm xe xem có vật gì bám vào xe không rồi mới bắt đầu chạy tiếp.
Tại những vị trí cánh cửa của xe bị ngập nước, nước sẽ đọng rất nhiều ở bên trong. Gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống máy lạnh, loa và dây dẫn. Cùng với đó, Hệ thống đèn chiếu sáng của xe hơi cũng bị ảnh hưởng rất nặng nề. Vì thế, sau mỗi lần xe bị ngập nước, bạn nên mang xe tới các xưởng uy tín để được kiểm tra và bảo dưỡng.

Một điều rất quan trọng nữa là nếu nhìn thấy mức nước đã cao hơn nửa bánh xe thì bạn nên cho xe dừng lại. Không nên liều lĩnh cho xe chạy qua mà hãy tìm đường khác để đi.
Xem thêm: Cách phòng chống chuột chui vào xe ô tô hiệu quả
CÁCH XỬ LÝ KHI XE Ô TÔ CHẾT MÁY DO BỊ NGẬP NƯỚC
Khi xe ô tô của bạn bị chết máy khi đang trong đoạn đường ngập nước, tuyệt đối không được khởi động lại xe. Nhằm để hạn chế tối đa tình trạng bị thuỷ kích làm cong tay biên, dẫn đến vỡ lốc máy của động cơ.

Các việc cần làm lúc xe đang chết máy do ngập nước lúc này là:
Cho cần gạt số của xe về vị trí N để giúp thuận lợi trong khi đẩy xe.
Tiếp theo rút chìa khoá xe, mở nắp capo và tháo các cọc bình ắc quy ra để tránh bị rò rỉ điện.
Nhờ những người xung quanh hỗ trợ giúp đẩy xe ra khỏi vùng bị ngập lên vị trí khô ráo sau đó gọi cứu hộ hay trung tâm sửa chữa xe đến.

Khi gọi xe cứu hộ bạn cũng cần lưu ý:
Cần xác định xem xe của mình thuộc hệ dẫn động nào để có phương án gọi xe cứu hộ xử lý sao cho phù hợp. Bạn nên nói rõ cho cứu hộ về tình trạng xe để giúp cho bên cứu hộ đưa xe đến để kéo cho phù hợp và xử lý tình huống nhanh hơn.

Cụ thể là:
- Đối với xe ô tô dẫn động 4 bánh: Bên cứu hộ sẽ cho xe lên trên thùng hay nâng cả 4 bánh của xe lên và kéo, như vậy thì sẽ không có bánh nào phải tiếp xúc với mặt đường.
- Đối với xe ô tô dẫn động cầu trước: Bên cứu hộ sẽ nâng 2 bánh trước của xe.
- Đối với xe ô tô dẫn động cầu sau: Bên cứu hộ sẽ nâng 2 bánh sau của xe.
- Đối với những xe ô tô có gầm xe quá thấp thì bạn cũng nên yêu cầu cứu hộ chở cả xe ở trên thùng để tránh bị cạ gầm xe.


Lưu ý:
Nếu như xe ôtô bị ngập nước và bị chết máy nhưng không kéo ra ngay. Thì rất dễ bị hỏng ở hộp điều khiển điện. Do đó, khi ô tô của bạn bị chết máy do ngập nước; Cách xử lý tốt nhất đó là nên gọi cứu hộ để giúp kéo xe về các trung tâm sửa chữa.
Tùy thuộc vào từng loại xe hơi mà có cách xử lý sự cố khác nhau. Tuyệt đối đừng cố gắng tìm cách tự sửa xe. Khi mà bạn không được trang bị về chuyên môn kỹ thuật hay không có kinh nghiệm nhiều.

Tổng kết
Hy vọng rằng, với những kinh nghiệm về cách xử lý xe ô tô khi bị ngập nước mà Chamsocoto247.com chia sẻ. Sẽ giúp cho bạn có cách xử lý kịp thời và chăm sóc cho xe mình tốt hơn.
Tham khảo thêm các dịch vụ chăm sóc, bảo dưỡng xe ô tô chuyên nghiệp như: .. Vệ Sinh Khoang Máy Ô Tô Tphcm, Vệ Sinh Nội Thất Ô Tô, Đánh Bóng Xe Hơi Chuyên Nghiệp, Sơn Phủ Gầm Ô Tô Tphcm. Với chất lượng và uy tín giá tốt nhất TPHCM để giúp xe bạn bền bỉ hơn bạn nhé!