Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp trên ô tô là gì? Nhiều người thường nghĩ rằng phanh ABS giúp rút ngắn quãng đường phanh. Nhưng trên thực tế thì hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA mới có tác dụng này. Cụ thể ra sao mời bạn xem qua bài viết này cùng Chamsocoto247 nhé.

Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA là gì?
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp – BA có tên đầy đủ là Brake Assist. Đây à một tính năng an toàn trên xe ô tô;Giúp hỗ trợ lực phanh xe trong tình huống khẩn cấp. Tính năng này sẽ được kích hoạt trong các tình huống cần phanh gấp nhưng người lái đạp phanh không đủ lực.

Thông thường khi lái xe, dựa vào kinh nghiệm thì người lái có thể tính toán và chủ động được lực tác động vừa đủ lên bàn đạp phanh. Tuy nhiên, đôi khi sẽ có nhiều trường hợp xảy ra; Nhất là trong các tình huống bất ngờ, người lái không tính toán chính xác, dẫn tới đạp phanh thiếu lực, khiến quãng đường phanh dài hơn, tăng nguy cơ xảy ra va chạm. Lúc này, hệ thống BA sẽ hỗ trợ cung cấp thêm lực phanh vừa đủ để đảm bảo dừng xe an toàn với quãng đường phanh ngắn nhất.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động phanh BA
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA có cấu tạo bao gồm: cảm biến bàn đạp phanh, cảm biến lực phanh, cơ cấu truyền lực phanh, bộ điều khiển trung tâm.

Nguyên lý hoạt động của phanh BA như sau: Khi người lái đạp phanh, cảm biến ở bàn đạp phanh sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm. Từ đây, bộ điều khiển sẽ tính toán và truyền lệch cho cơ cấu truyền lực phanh. Cơ cấu truyền phanh kích hoạt van điện cấp khí nén vào bộ khuếch đại lực phanh; giúp tăng thêm lực phanh để quãng đường phanh ở mức ngắn nhất có thể. Hệ thống BA sẽ tự ngừng khi người lái nhả chân phanh.

>> Xem thêm:
– Phanh ABS là gì? Hướng dẫn bảo dưỡng phanh ABS trên ô tô
– Nguyên nhân áp suất dầu ở mức thấp/cao và cách xử lý hiệu quả
Mối quan hệ giữa hệ thống BA, ABS và EBD
Hệ thống BA sẽ giúp đẩy lực phanh lên mức cao. Điều này tuy sẽ giúp rút ngắn quãng đường phanh; nhưng cũng đi kèm một “tác dụng phụ” đó là hiện tượng bó phanh ô tô. Nếu như xe đang chạy ở tốc độ cao rồi đột ngột bị ghì phanh với lực lớn; Sẽ dễ khiến xe bị bó cứng phanh. Khi này, lốp sẽ mất độ bám, bị trượt dài dễ dẫn đến các tình huống nguy hiểm như xe bị văng đuôi, xe bị mất lái, thậm chí là bị lật, …

Do đó, để vừa rút ngắn quãng đường phanh, vừa đảm bảo an toàn tránh hiện tượng phanh bó cứng; Thì các nhà sản xuất ô tô thường kết hợp hệ thống phanh khẩn cấp BA với hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Nếu có thêm hệ thống cân bằng điện tử thì sẽ càng đảm bảo an toàn hơn.
Để quá trình phanh đạt hiệu quả nhất; người ta còn kết hợp hệ thống hệ thống BA, ABS với EBD.
Dù hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA giúp ích rất nhiều cho người lái. Tuy nhiên người lái xe cũng cần lưu ý hệ thống này chỉ hỗ trợ phanh gấp; Tăng thêm 1 phần lực đạp phanh, không thể chịu trách nhiệm hoàn toàn về lực phanh được. Do đó người lái không nên ỷ lại về hệ thống này. Khi lái xe bạn vẫn cần tập trung cao; chủ động xử lý sớm các tình huống và tính toán quãng đường phanh phù hợp nhé.